TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ
TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN SỚM UNG THƯ
BS Đặng Tiến Dũng - bacsihydro.com
“Ung thư biết sớm trị lành”, tầm soát
ung thư giúp phát hiện bệnh từ giai đoạn “còn trong trứng nước”, khi mà chưa có
bất kỳ một triệu chứng gì.
Chỉ định tầm soát các loại ung thư khác
nhau từng người, tùy theo nguy cơ mà bác sĩ sẽ tư vấn và có chỉ định phù hợp.
Việc này giúp cân bằng chi phí và hiệu quả trong phát hiện bệnh. Dưới đây là
thông tin về một số loại ung thư mà chúng ta có thể phát hiện sớm:
Ung thư vú
Nữ giới từ 40 đến 44 tuổi có thể bắt đầu
tầm soát ung thư vú hàng năm bằng chụp nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú) tùy theo
mong muốn của cô ấy.
Nữ giới từ 45 đến 54 tuổi nên chụp nhũ ảnh
hàng năm.
Nữ giới từ 55 tuổi trở lên nên chuyển
sang chụp nhũ ảnh 2 năm một lần, hoặc có thể tiếp tục tầm soát hàng năm.
Việc tầm soát ung thư vú nên tiếp tục
khi sức khỏe cho phép và dự kiến cô ấy sẽ sống thêm được 10 năm hoặc lâu hơn.
Tất cả phụ nữ nên nắm rõ những lợi ích,
hạn chế của việc tầm soát ung thư vú.
Phụ nữ cũng nên tự khám vú để biết vú của
mình lúc bình thường như thế nào và báo ngay cho bác sĩ biết khi có bất kỳ thay
đổi nào.
Một số ít trường hợp có thể kết hợp thêm MRI tuyến vú (dựa
trên đặc điểm gia đình, yếu tố gen,…). Hãy trao đổi với bác sĩ về những yếu tố
nguy cơ của bạn để được tư vấn những chỉ định phù hợp nhất.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC)
Trong các chương trình sàng lọc UTCTC
nhằm phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tế
bào cổ tử cung hàng loạt, định kỳ và có hệ thống đã được sử dụng rộng rãi và có
hiệu quả cao song vẫn còn một số khó khăn ở các nước đang phát triển do hạn chế
về kỹ thuật và nhân lực được đào tạo. Trong những năm gần đây người ta đã
nghiên cứu và đề xuất thêm ba phương pháp khác, có thể được sử dụng độc lập hoặc
phối hợp với tế bào cổ tử cung đó là quan sát cổ tử cung với acid acetic (VIA),
quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI) và xét nghiệm HPV.
Theo “
Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung” của Bộ Y Tế: sàng lọc bằng
tế bào cổ tử cung và/hoặc VIA/VILI hoặc xét nghiệm HPV đơn độc hoặc đồng thời với
tế bào học được chỉ định cho các phụ nữ trong độ tuổi 21-65, đã quan hệ tình dục,
ưu tiên cho nhóm phụ nữ nguy cơ trong độ tuổi 30-50:
-
Độ
tuổi 21-65: sàng lọc theo phác đồ, nếu sau 3 lần xét nghiệm sàng lọc liên tiếp
có kết quả âm tính thì có thể giãn thời gian sàng lọc mỗi chu kỳ thêm 1-2 năm
-
Trên
65 tuổi: có thể ngừng sàng lọc nếu có:
o
Ít
nhất 3 lần xét nghiệm sàng lọc có kết quả âm tính, hoặc
o
Ít
nhất 2 lần sàng lọc đồng thời bằng tế bào học và HPV có kết quả âm tính
o
Không
có kết quả xét nghiệm bất thường trong vòng 10 năm trước đó.
o
Đã
cắt tử cung toàn phần vì bệnh lý lành tính
Phương pháp VIA/VILI chỉ được áp dụng cho các phụ nữ quan
sát được vùng chuyển tiếp cổ tử cung
Sàng lọc bằng xét nghiệm HPV được tập trung thực hiện cho phụ
nữ từ độ tuổi 25-65 với chu kỳ sàng lọc 3 năm.
Ung thư nội mạc tử cung
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo rằng
vào thời kỳ mãn kinh, tất cả phụ nữ nên được thông báo về các nguy cơ và triệu
chứng của ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ nên báo cho bác sĩ nếu có hiện tượng
ra máu bất thường ở âm đạo.
Một số phụ nữ (do tiền sử của họ) có thể
cần xem xét sinh thiết nội mạc tử cung hàng năm. Vui lòng trao đổi với bác sĩ về
tiền sử của bạn.
Ung thư phổi
Có
nhiều khuyến cáo về tầm soát ung thư phổi, các khuyến cáo dưới đây được tham
khảo từ USPSTF (Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự
phòng Hoa Kỳ), AAFP (Học viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ), và ACCP (Hiệp hội
bác sĩ lồng ngực Hoa Kỳ)
Các tổ chức trên khuyến nghị tầm soát
ung thư phổi hàng năm bằng chụp cắt lớp vi tính liều thấp (LDCT) cho những ai
có các đặc điểm sau đây:
-
Từ
50 đến 80 tuổi và sức khỏe khá tốt, và
-
Hiện
đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong 15 năm qua, và
-
Có
tiền sử hút thuốc ít nhất 20 gói-năm (Được tính bằng số gói thuốc mỗi ngày nhân
với số năm hút thuốc. Ví dụ: một người hút 2 gói thuốc một ngày trong tổng cộng
10 năm, ta có 2 x 10 = 20 gói-năm; cũng như vậy một người hút 1 gói mỗi ngày
trong 20 năm, ta có 1 x 20 = 20 gói-năm.
Ung thư tuyến tiền liệt
Từ 50 tuổi trở lên, nam giới nên được
bác sĩ tư vấn về việc có nên làm các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
hay không.
Xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến tiền
liệt bao gồm đo PSA trong máu và có hoặc không kèm theo thăm khám trực tràng. Tần
suất bạn được kiểm tra sau đó sẽ phụ thuộc vào mức PSA của bạn
.
Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG)
Tầm
soát UTBMTBG theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan”
của Bộ Y Tế như sau :
-
Đối tượng tầm soát
o
Nhóm nguy cơ cao: các trường hợp nhiễm HBV (virus viêm gan B) mạn
và HCV(virus viêm gan C) mạn chưa điều trị, đang điều trị và đã ngưng điều trị
bằng thuốc kháng virus, và các trường hợp xơ gan không liên quan đến nhiễm
virus viêm gan.
o
Nhóm nguy cơ rất cao: các
trường hợp xơ gan có liên quan đến viêm gan do virus (HBV, HCV).
-
Phương tiện và tần suất tầm soát
o
Tầm soát bằng siêu âm bụng và xét nghiệm phối hợp các chỉ dấu sinh
học AFP, AFP-L3, PIVKA II
o
Tầm soát mỗi 6 tháng đối với nhóm nguy cơ cao và mỗi 3 tháng đối với
nhóm nguy cơ rất cao. Nếu phát hiện có tổn thương nghi ngờ UTBMTBG và/hoặc giá trị
các chỉ dấu sinh học tăng thì nên chụp CT scan bụng có cản quang hoặc MRI bụng
có tương phản từ
Ung thư dạ dày
UTDD là bệnh có thể sàng lọc,
phát hiện sớm được qua nội soi. Cần lưu ý những người có tiền sử gia đình
UTDD hoặc bệnh lý ác tính đường tiêu hóa, tiền sử viêm loét
dạ dày mãn tính. Độ tuổi khuyến cáo nên nội
soi tầm soát khác nhau tùy quốc gia:
-
Nhật Bản khuyến cáo chụp dạ dày đối
quang kép hàng năm cho những người từ 50 tuổi trở lên hoặc nội soi tiêu hóa
trên mỗi 2 hoặc 3 năm.
-
Hàn Quốc khuyến cáo nội soi tiêu hóa trên cho người từ 40 tuổi
trở lên mỗi 2 năm.
-
Tại Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu về UTDD cho thấy độ tuổi mắc
ngày càng trẻ do đó những người có tiền sử viêm loét dạ dày mạn tính, nhiễm
HP cần theo dõi thường xuyên. Những đối tượng có tiền sử gia đình cần nội
soi thường xuyên từ 40 tuổi trở lên. Còn lại nếu có điều kiện nội
soi kiểm tra từ 45-50 tuổi.
Polyp và ung thư đại-trực tràng
-
Đối
với những người có nguy cơ ung thư đại trực tràng trung bình, Hiệp hội Ung thư
Hoa Kỳ khuyến nghị nên bắt đầu tầm soát thường xuyên ở tuổi 45. Điều này có thể
được thực hiện bằng một xét nghiệm tìm kiếm các dấu hiệu ung thư trong phân (VD
máu ẩn trong phân) hoặc với khảo sát bằng hình ảnh (nội soi đại trực tràng, nội
soi trực tràng, nội soi đại tràng ảo).
-
Nếu
sức khỏe tốt, bạn nên tiếp tục kiểm tra thường xuyên cho đến 75 tuổi.
-
Đối
với những người từ 76 đến 85 tuổi, hãy trao đổi với bác sĩ về việc khám sàng lọc
có phù hợp với bạn hay không, nó còn dựa trên mong muốn của bạn, tổng trạng và
tiền sử tầm soát trong quá khứ.
-
Những
người trên 85 tuổi không nên tiếp tục tầm soát ung thư đại trực tràng.
-
Nếu
bạn chọn sàng lọc bằng một xét nghiệm khác ngoài nội soi đại tràng, bất kỳ kết
quả xét nghiệm bất thường nào cũng cần được theo dõi bằng nội soi.
Như vậy
-
Việc
tầm soát ung thư giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm ngay cả khi chưa có triệu
chứng.
-
Mỗi
người có những yếu tố nguy cơ với các bệnh lý ung thư khác nhau. Không có một phương
tiện chẩn đoán nào có thể phát hiện được tất cả các loại ung thư. Hãy gặp bác
sĩ để được đưa ra những chỉ định phù hợp nhất cho bạn.
Tài liệu tham khảo
1. Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung
thư cổ tử cung – Bộ Y Tế - 2019
2. Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt – Bộ Y Tế- 2020
3. Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan- Bộ Y Tế -2020
4. Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày – Bộ Y Tế - 2020
5. American Cancer Society Guidelines for
the Early Detection of Cancer - https://www.cancer.org/healthy/find-cancer-early/american-cancer-society-guidelines-for-the-early-detection-of-cancer.html#
0 Nhận xét